Hiện nay, học tiếng Anh từ đầu đang là một vấn đề cực kì được quan tâm của những người mất gốc tiếng Anh. Chính vì vậy, cần phải có lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu một cách hợp lý nhất. Bởi đặc điểm chung là họ đều hoang mang không biết bắt đầu từ đâu, như thế nào?
Trong bài viết này, ieltscaptoc.com.vn đã biên soạn một lộ trình học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí sẽ giúp ích cho các bạn mất gốc lấy lại căn bản nhanh chóng! Hãy cùng tìm hiểu lộ trình ấy nhé!
Nội dung chính
1. Những lý do khiến bạn mất gốc tiếng Anh
Tiếng Anh là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả mọi người, nhất là học sinh và sinh viên. Do ảnh hưởng nhiều của những phương pháp học cũ đã tác động tới quá trình tiếp thu khiến nhiều người bị mất gốc tiếng Anh. Tuy nhiên việc lên lịch trình học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả không phải ai cũng làm được. Một số nguyên nhân dưới đây dẫn đến tình trạng mất gốc tiếng Anh.
1.1. Yếu tố tâm lý
Nguyên nhân đầu tiên quyết định tới việc mất gốc tiếng Anh chính là rào cản về tâm lý. Rất nhiều người cảm thấy sợ sệt khi phải sử dụng tiếng Anh. Họ coi việc học tiếng Anh là một bừng tường cao không tầm với. Và họ sẽ không dám đối diện và do đó mà dễ dàng từ bỏ. Điều này ảnh hưởng nhiều tới động lực học tiếng Anh của hầu hêt mọi người.
Một tình trạng chung mà nhiều bạn học sinh đang mắc phải là tự ti khi sử dụng tiếng Anh. Do việc học không hiểu bài, không có ai giải đáp thắc mắc trong quá trình học. Hay bố mẹ luôn bận rộn không có thời gian quan tâm tới con cái cũng một phần ảnh hưởng tới việc học.
Những điều đó đều khiến cho các bạn mất đi quyết tâm học. Dần dần thấy chán và bỏ luôn việc học tiếng Anh.
1.2. Thiếu định hướng
Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của mọi học sinh, sinh viên. Việc không có định hướng rõ ràng, học với thái độ hời hợt, không tập trung là lý do khiến bạn bị mất gốc tiếng Anh.
Nhiều bạn học sinh, sinh viên vẫn chưa định hướng cho bản thân mình một con đường đi rõ ràng, cụ thể về việc học tiếng Anh. Việc lên một lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc không phải là một việc quá khó nếu họ có quyết tâm và định hướng đúng đắn.
Xem thêm: Tổng hợp lời chúc thi tốt bằng tiếng Anh
1.3. Không tập trung quyết tâm cao độ
Tiếng Anh là một ngôn ngữ tích hợp nhiều kĩ năng nên không thể giỏi trong một sớm một chiều. Lượng kiến thức tương đối lớn, nếu bạn muốn học tốt cần kết hợp song song giữa lý thuyết và thực hành. Giai đoạn học tiếng Anh được xem là quá trình thách thức sự quyết tâm và kiên trì của bạn.
Nếu vượt qua được thì bạn thành công còn không sẽ phải nếm mùi thất bại. Hành động bỏ dở giữa chừng là vấn đề chung của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên. Một trong những lý do khiến bạn nhụt chí chính là chưa thể định hướng được mình cần gì và phải làm gì khi học tiếng Anh.
Khi không có mục tiêu để cố gắng thì việc bỏ cuộc giữa chừng cũng chỉ là chuyện sớm muộn.
1.4. Không có phương pháp học phù hợp
Một nguyện nhân nữa nhiều bạn mắc phải dẫn đến tình trạng mất gôc tiếng Anh là thiếu phương pháp. Các bạn có từng rơi vào trường hợp cày ngày đêm học tiếng Anh nhưng lại không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lý do chủ yếu là việc bạn chưa có phương pháp học đúng đắn. Việc xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu đóng vai trò cực kì quan trọng. Nếu không có phương pháp hiệu quả thì việc học của bạn cũng xem như vô nghĩa.
1.5. Không thực hành sau khi học
Để có thể thành công trong việc học tiếng Anh thì lý thuyết luôn phải đi đôi với thực hành. Rất nhiều người có lượng kiến thức tiếng Anh cực kì tốt tuy nhiên lại không sử dụng được. Vậy tại sao việc thực hành lại quan trọng tới vậy?
Việc học tiếng Anh không chỉ là học mỗi kiến thức trong sách, vở mà mục đích cuối cùng chính là giao tiếp. Để được xem là thành công trong việc học tiếng Anh thì bạn phải sử dụng nó thành thạo.Và bạn cần thực hành thật nhiều, để làm quen với ngữ điệu, cách phát âm cũng như tăng sự tự tin khi giao tiếp.
2. Xếp loại trình độ tiếng Anh
Beginner
Được xếp là cấp độ tiếng Anh cơ bản đầu tiên. Với cấp độ này thì chỉ có thể nói và hiểu được tiếng Anh một cách rất giới hạn. Bạn sẽ gần như không thể giao tiếp tiếng Anh ngoài một số tình huống giao tiếp căn bản. Đây là cấp độ đầu tiên trong lộ trình tiếng anh cho người mới bắt đầu.
High Beginner
Được xếp vào cấp độ tiếng Anh thứ 2. Ở cấp độ này bạn có thể hiểu được các đoạn hội thoại tiếng anh cơ bản hằng ngày nếu đối phương giao tiếp tiếng Anh chậm và rõ.
Low Intermediate
Khi đạt được cấp độ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huống đơn giản và quen thuộc. Tuy nhiên vốn từ vựng và ngữ pháp bị hạn chế nhiều. Gần như không thể giao tiếp trong các tình huống mới lạ.
Intermediate
Với cấp độ này bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh được với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc. Nhưng sẽ gặp khó khăn trong những tình huống giao tiếp mới.
High Intermediate
Ở cấp độ tiếng Anh tiếp theo bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày. Đôi khi giáo viên không hiểu hàm ý bạn muốn trình bày và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, câu…ở mức trung bình.
Low Advanced
Khi đạt tới trình độ này thì bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong phần lớn nhiều tình huống giao tiếp. Hơn nữa độ chính xác về mặt ngữ pháp và sử dụng từ vựng ở mức độ này cũng sẽ tăng cao.
Advanced
Là cấp độ tiếng Anh cao nhất trong bảng đánh giá. Lúc này bạn có thể dễ dàng và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác với người bản xứ. Ở trong bất kỳ tình huống và về chủ đề nào.
3. Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc
Với những ai đang thực sự mất gốc, 4Life English Center sẽ mang đến cho bạn một lộ trình học tiếng anh cho người mất gốc miễn phí. Sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn tuy nhiên mỗi giai đoạn đều thực sự quan trọng và cần thiết.
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu
Sau khi đã xác định trình độ hiện tại, việc cần làm tiếp theo là đặt ra mục tiêu học tiếng Anh. Đặt ra mục tiêu là một bước rất cần thiết giúp bạn tạo động lực để tập trung vào việc học tốt hơn. Do vậy việc xác định mục tiêu học tiếng Anh được xem như bước đầu tiên và quan trọng nhất.
Một lý do mà bạn nên đặt mục tiêu chính là giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Việc đặt mục tiêu giúp bạn biết được những gì mình nên học, nên tiếp thu để có thể tập trung vào nó. Nó giúp bạn dễ dàng định hình các kỹ năng và kiến thức quan trọng cần học trước tiên. Và hơn nữa bạn sẽ tránh việc lãng phí thời gian do phải học quá nhiều thứ.
Đặt mục tiêu còn là cách để đo lường tiến bộ của bản thân. Giúp bạn gia tăng động lực và học được nhiều kiến thức hơn. Bạn sẽ có thể xác định được trình độ mình đang học đến đâu và từ đó có thể phát triển bản thân thêm dần. Vì thế bạn nên xây dựng mục tiêu một cách cụ thể. Và biến nó trở thành một bản kế hoạch hành động.
Giai đoạn 2: Học phát âm tiếng Anh
Phát âm là yếu tố cực kì quan trọng khi học một ngôn ngữ. Bởi vì có phát âm đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý đến người nghe một cách chính xác nhất. Và trước khi nói hay thì cần phải học cách phát âm đúng trước.
Bạn cần phải nắm vững 44 âm trong hệ thống phiên âm quốc tế-IPA. Biết cách đặt vị trí các bộ phận trong khoang miệng làm sao để phát âm chuẩn nhất. Luyện phát âm qua các chương trình bằng tiếng Anh hay phim hoặc show hài độc thoại là phương pháp học khá hiệu quả.
Để khiến việc luyện phát âm trở nên đầy hứng thú hơn nên lựa chọn những chủ để mà bạn yêu thích. Bạn hãy kiên trì nghe, bắt chước và tập phát âm nhiều lần thì khả năng phát âm, nghe và nói sẽ cải thiện đáng kể.
Tạo cho mình thói quen sử dụng từ điển và ghi chép phiên âm. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng phát âm, giảm lỗi sai khi phát âm. Hơn nữa tra từ điển sẽ giúp bạn tăng vốn từ vựng cho bản thân.
Hãy thực hành phát âm hàng ngày bằng cách chuẩn bị một cái gương và nhìn vào gương để tập phát âm. Nhìn vào gương bạn sẽ thấy khuôn miệng, có thể điều chỉnh lưỡi, răng, môi cho đúng khẩu hình và lực đẩy hơi cho đúng.
Tập đọc cách bài văn, bài báo cũng là phương pháp luyện âm tốt vừa cải thiện ngữ pháp. Hãy ghi âm lại giọng của mình để sửa những lỗi còn mắc phải. Theo thời gian bạn sẽ thấy trình độ của mình sẽ được cải thiện đáng kể.
Giai đoạn 3: Học từ vựng tiếng Anh
Học từ vựng nhiều lần Hãy chuẩn bị cho mình một cuốn sổ để có thể ghi chép những từ vựng mới và học vào lúc rảnh rỗi. Đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học được số từ vựng nhất định. Sau đó thương xuyên ôn tập lại để tránh lâu không học sẽ bị lãng quên.
Học cụm từ trong câu
Nên bắt đầu từ đâu là học cụm từ trong câu chứ không học một từ duy nhất. Ví dụ như khi học từ ’’corner’’ là phải học trong nhóm từ’’on the corner of’’ chứ không học mỗi từ corner. Để nhớ được một từ vựng thì không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc học cách để sử dụng được chúng.
Bạn hãy cố gắng dùng những từ vừa mới học vào khi luyện nói hay khi tập viết bằng tiếng Anh.
Học đúng trình độ của mình
Nguyên tắc tiếp theo là học đúng trình độ của mình. Lúc mới bắt đầu học bạn nên học các từ vựng cơ bản, quen thuộc nhất để cảm nhận tốt nhất về những từ nên học. Đừng nên ép bản thân cố học thuộc từ mà nến biến từ đó trở nên quen thuộc đến khi bạn có thể sử dụng được.
Học từ vựng dựa trên chủ đề bạn yêu thích như nhạc, phim, sách, báo,… Hay thu thập từ vựng trong quá trình học tập, làm việc hàng ngày.
Học từ vựng gắn với cảm xúc
Là một phương pháp hay nên áp dụng. Nhớ lúc nhỏ bạn học về quả chanh bằng cách quan sátmàu sắc của nó, nếm vị chua của nó. Sau này khi nhìn thấy quả chanh và nếm lại nó bạn sẽ nhận ra đó là quả chanh.
Bạn cũng có thể áp dụng giống như thế khi học tiếng Anh. Bởi vì não bộ của chúng ta luôn nhớ tốt hơn rất nhiều với các thông tin có tính liên kết. Nên hãy học tiếng Anh liên kết với các tình huống, hình ảnh cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.
Giai đoạn 4: Học ngữ pháp tiếng Anh
Một khía cạnh quan trọng nên chú ý nữa chính là ngữ pháp. Mặc dù trong quá trình giao tiếp nó lại không thực sự cần thiết. Nhưng nó cực kì quan trọng trong các bài thi tại trường cho các bạn học sinh, sinh viên. Học tuy tiện không đúng cách sẽ khiến bạn rối loại ngôn ngữ.
Bước đầu tiên dành cho các bạn mất gốc là học các “thì” trong tiếng Anh. Bao gồm 12 thì từ hiện tại đơn cho đến hiện tại hoàn thành và các biến thể của chúng. Cần nắm được cấu trúc, cách sử dụng và những dấu hiệu để nhận biết của các thì. Nắm vững các từ loại và vị trí của mỗi từ loại trong câu.
Nắm chắc kiến thức ngữ pháp về câu. Để gia tăng khả năng học ngữ pháp về câu thì cách duy nhất là luyện tập. Luyện nói nhiều lần để gia tăng phản xạ về ngữ pháp. Xem phim, đọc sách áo để xem hành văn trong nói và viết của người bản xứ. Như thế bạn mới có thể hoàn thành việc học ngữ pháp của mình một cách có hiệu quả.
Giai đoạn 5: Luyện nghe tiếng Anh
Luyện nghe tiếng Anh hàng ngày Với những ai đang mất gốc tiếng Anh nên luyện nghe tiếng Anh hằng ngày.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nghe hiệu quả nhất. Những chia sẻ về cách luyện nghe dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được khả năng nghe một cách nhanh chóng.
Bước 1: Nghe hết toàn bộ video
Trong lúc nghe làm rõ những câu hỏi như: Chủ đề bài nghe về cái gì? Có bao nhiêu ý chính và ý phụ? Ở bước này bạn cũng không nên dừng video và nghe lại từng câu.
Nghe hết video và cố gắng nắm bắt những ý chính nhất mà bạn nghe được. Trường hợp đã nghe từ 10 – 20 lần mà vẫn chưa nắm ý chính thì bài nghe đã vượt quá khả năng của ban. Bạn cần thay đổi một bài nghe dễ hơn.
Bước 2: “Note-taking”
Ở bước này nên chuẩn bị giấy và bút. Take note lại những gì mình nghe hiểu được trong video. Lưu ý cũng không dừng video để nghe lại từng câu như bước 1.
Nếu như bước 1 là bạn đã hiểu được nội dung thì bước này chủ yếu nhằm giúp hệ thống lại nội dung của bài nói. Vì tốc độ nói luôn nhanh hơn tốc độ viết. Bạn chỉ nên take note lại những nội dung căn bản nhất.
Bước 3: Chép lại chính tả
Việc chép chính tả là giúp kiểm tra lại từ vựng, ngữ pháp cũng như khả năng nghe của bạn. Quá trình này đơn giản là việc bạn dừng lại sau mỗi đoạn hoặc mỗi câu. Cố gắng ghi lại chính xác nhất những gì bạn nghe được. Điều này giúp bạn nhận ra được những lỗi phát âm, ngữ pháp hay từ vựng của mình.
Bước 4: Nghe và kiểm tra lại
Hãy so sánh những gì bạn nghe được với bài nội dung của video. Để biết chỗ nào bạn chưa nghe được và tìm điểm yếu của mình. Mỗi ngày bạn nênđặt cho mình một khoảng thời gian nhất định từ 30 phút-1 tiếng để học tiếng Anh và áp dụng phương pháp trên. Hãy sử dụng cũng như tiếp xúc với Tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
Giai đoạn 6: Luyện nói tiếng Anh
Hãy học cả cụm từ chứ không phải một từ riêng lẻ
Nhiều người luôn cố ghép từng từ lại với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho câu nói mất đi tự nhiên và đôi khi còn sai cấu trúc. Cách học hiệu quả đó là học từ riêng lẻ và học cả những cụm từ cho tới những câu.
Không nên học quá nhiều về ngữ pháp
Nhiều bạn sai lầm răng chỉ cần nắm vững mỗi ngữ pháp sẽ giúp bạn nói tốt tiếng Anh. Ngữ pháp chỉ thực sự quan trọng trong thi cử. Việc học ngữ pháp cũng sẽ khiến bạn bối rối để nghĩ về các quy tắc khi tạo nên một câu thay vì nói nó một cách tự nhiên. Do đó để nói tiếng Anh tự nhiên bạn không nên tập trung quá nhiều vào ngữ pháp.
Không được dịch
Nhiều bạn hay có thói quen dịch tiếng Việt sang tiếng Anh. Nó không những vừa lâu mà còn khiến bạn sai cấu trúc. Thay vào đó hãy học cụm từ. Và việc dịch từ và nghĩ về ngữ pháp để tạo ra một câu cũng là phương pháp sai lệch. Do đó bạn không nên thực hiện điều này.
Tạo môi trường nói tiếng Anh
Thông thường những người du học sinh thường nói tiếng Anh giỏi. Bởi khi môi trường bạn tiếp xúc họ giao tiếp 100% bằng tiếng Anh. Môi trường là yếu tố quan trọng giúp bạn tiếp thu tiếng Anh tốt hơn.
Bạn hãy cố gắng nói chuyện, giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Anh. Với bạn bè, người thân hoặc những người ngoại quốc nếu có thể. Lúc rảnh hãy nghe đoạn hội thoại ngắn, nghe nhạc bằng tiếng Anh. Hãy bao bọc mọi thứ xung quanh mình bằng tiếng Anh. Đảm bảo trình độ của bạn sẽ nâng cao rõ rệt.
Giai đoạn 7: Luyện đọc tiếng Anh
Đừng đọc thầm
Là thói quen nhiều người gặp khi đọc tiếng Anh. Đây là thói quen xấu nên loại bỏ. Khi đọc văn bản thì trong đầu chúng ta sẽ rất hay tự phát ra âm tiết của con chữ mà chúng ta nhìn thấy.
Lối dạy và học truyền thống dạy chúng ta nếu nói thầm những âm tiết thì sẽ đọc nhanh hơn. Thực ra nếu bạn làm như vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của não bộ. Giải pháp là đọc to văn bản sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng phát âm và nghe tiếng Anh.
Xem thêm: Cấu trúc và cách dùng Whereas
Loại bỏ yếu tố gây nhiễu
Tiếng ồn xuất hiện trong môi trường làm người đọc tiếp nhận thông tin khó khăn hơn. Người đọc sẽ bị mất tập trung khi đọc. Nếu cố gắng tiếp nhận sẽ khiến não bộ bị căng thẳng. Vì thế nên tìm một môi trường yên tĩnh tránh nhiễu để đọc dễ dàng. Hãy dành khoảng thời gian tương đối và đọc một cách nghiêm túc sẽ rất hiệu quả.
Có thể đeo tai nghe để tạo cảm giác dễ chịu và tránh tiếng ồn xung quanh. Tuy nhiên đôi khi những âm thanh này cũng có thể gây nhiễu bạn. tốt nhất là bạn nên nghe âm thanh hoặc nhạc không lời. Não bộ sẽ không phải tiếp nhận và xử lý bất kỳ thông tin nào phát ra từ đó.
Đừng đọc từng từ một
Việc đọc từng từ một là thói quen đọc để hiểu ý nghĩa của từng từ trong văn bản. Và từ đó có thể suy ra nghĩa của toàn bộ câu. Nó khá mất thời gian và công sức để làm sáng tỏ ý nghĩa của từng từ một trước khi làm rõ nghĩa của cả câu.
Nên mở mắt lớn đọc bao quát hết câu. Trong trường hợp gặp từ mới và phải hiểu nghĩa của nó thì hãy tra từ điển hoặc hiểu nội dung của nó dựa trên bối cảnh của câu.
Giai đoạn 8: Luyện viết tiếng Anh
Luyện viết tiếng Anh mỗi ngày
Việc luyện viết tiếng Anh mỗi ngày thực sự cần thiết với những người mất gốc tiếng Anh. Để có thể viết đúng và trôi chảy thì phải luyện tập thường xuyên. Phải bắt tay vào làm mới biết được mình đang yếu ở đâu. Đây là việc đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì và yêu thích tiếng Anh. Lâu dàn sẽ hình thành thói quen trong cuộc sống.
Hãy viết những gì mà bạn muốn viết. Chẳng hạn những chủ đề yêu thích, quen thuộc với cuộc sống của bạn. Viết tất cả miễn là bạn cảm thấy đầy hứng thú với nó. Điều đó sẽ làm bạn thấy thú vị hơn khi viết.
Viết nháp
Một bài viết không thể hoàn thiện khi viết lần đầu. Do đó nên viết nháp lại đề xem xét nhiều lần. Xem xét về những lỗi sai về ngữ pháp, ngôn từ, cách hành văn. Và bạn cũng nên lưu lại tất cả những bài viết của mình.
Đọc thật nhiều
Đọc thật nhiều mới có thể giúp bạn thấm dần cách sử dụng ngữ pháp cùng vốn từ vựng phong phú vào quá trình luyện viết. Bạn sẽ nhận ra cách hành văn của người bản xứ khác nhiều với tiếng Việt.
4. Học trong bao lâu thì sẽ hết mất gốc tiếng Anh?
Một thắc mắc chung của rất nhiều người khi bắt đầu học tiếng Anh là học bao lâu sẽ giao tiếp được?
Phần lớn những người mất gốc thuộc trình độ A1 – biết 50-200 từ vựng hoặc nhiều hơn (ví dụ like, you, student, love,….) nhưng không có phản xạ khi nghe nói, không biết đặt câu cho chuẩn…
Khi lên tới trình độ A2 phải nắm khoảng 500-600 từ vựng + một số cấu trúc ngữ pháp đơn giản mới có thể giao tiếp cơ bản các tình huống hàng ngày. Lúc này mới được xem là hết mất gốc
Có thể nói một đoạn văn, giới thiệu một địa điểm… thì cần khoảng 1000-1500 từ vựng. Đó là trình độ B1 – trình độ cơ bản.
Trình độ B2 lúc đó bạn có thể thuyết trình, phản biện và cần khoảng 2500 từ vựng. Được xem là trình độ khá.
Trình độ C1: giao tiếp trôi chảy thì cần tối thiểu 3500 từ trở lên. Thời gian trung bình để học 600 từ vựng cần khoảng 60-100 giờ. Học 1500 từ cần khoảng 150-200 giờ. Nến học với tốc độ mỗi ngày là 1 tiếng, thì phải mất khoảng 3 tháng bạn mới có thể giao tiếp cơ bản. Và sau 6 tháng có thể đạt trình độ B1, chăm chỉ là B2.
Tuy nhiên đó chỉ là những conn số ước chừng. Quan trọng không phải bạn học trong bao lâu mà trong khoảng thời gian đó bạn học có hiệu quả hay không. Thời gian để bạn học giỏi tiếng Anh là bao lâu đều phụ thuộc vào bạn.
Việc lên một lộ trình học tiếng anh cho người bắt đầu rất quan trọng đới với việc đặt mục tiêu bao lâu để có thể sử dụng được tiếng Anh.
Xem thêm: Cách dùng regardless of/ regarding to trong tiếng Anh
5. Tài liệu học tiếng Anh dành cho người mất gốc
Dành cho các bạn đang trong lộ trình học tiếng anh cho người mới bắt đầu, sau đây là một số tài liệu quan trọng giúp bạn cải thiện được tiếng Anh của mình.
Oxford Picture Dictionary
Thuộc TOP từ điển bán chạy nhất thế giới. Phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người lớn. Có hình ảnh, minh họa cụ thể từng cử chỉ, tình huống hoặc đồ vật rõ ràng. Hình ảnh minh họa bên trong cực kỳ sinh động và thiết thực với cuộc sống hàng ngày khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhờ thế bạn có thể dễ dàng áp dụng trong mọi tình huống.
English Grammar in Use
Đây là cuốn sách giúp bạn nắm vững ngữ pháp cơ bản. Cuốn này thực sự cần thiết cho lộ trình tự học tiếng Anh cho người mất gốc. Giúp bạn nâng cao ngữ pháp căn bản hiệu quả và nhanh chóng, thông qua những kiến thức lý thuyết về ngữ pháp cùng các dạng bài tập phù hợp.
Với lộ trình học tiếng cho người mới bắt đầu ở trên, các bạn đã có cho riêng mình những kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi các bài học bổ ích tại website ieltscaptoc.com.vn. Chúc các bạn học tập tốt và lấy lại gốc tiếng Anh!